Valentine's Day Wallpapers 2016

Bé nhà bạn đang ăn tốt rồi chuyển sang lười ăn là điều rất bình thường. Vì với trẻ nhỏ phát triển theo từng chu kỳ, từng giai đoạn và từng tháng.
Bé nhà bạn đang ăn tốt rồi chuyển sang lười ăn là điều rất bình thường. Vì với trẻ nhỏ phát triển theo từng chu kỳ, từng giai đoạn và từng tháng.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn thì có rất nhiều, ví dụ như do bé đã ăn quá lâu 1 thực đơn nên sinh ra nhàm chán, chán ăn. Vì thế cha mẹ cần đa dạng thức ăn và tìm cách nựng để bé ăn tốt, ví dụ như: cho bé “ăn thi” với các bạn, vừa đi chơi vừa cho ăn. Tuy nhiên cần phải lưu ý để trẻ ăn đúng giờ, không ăn vặt và đồ ngọt quá nhiều
Biếng ăn ở trẻ

Một số mẹo dành cho trẻ nhỏ biếng ăn

- Cho bé ngồi ghế ăn ăn chung với gia đình  
-Chọn cho bé bát và thìa nhiều màu sắc, hình ảnh ngộ nghĩnh
- Cố gắng trang trí sao cho đĩa thức ăn của bé thật ưa nhìn, vì trẻ nhỏ quan tâm đến thẩm mỹ của thức ăn hơn nhiều người lớn đấy!!!  
- Cho bé bắt đầu và kết thúc bữa ăn cùng lúc với gia đình giống như một người lớn. Khi bé chưa ăn hết phần của mình, thì mẹ cũng nên để bé dừng lại  
- Khi kết thúc bữa ăn và mọi người nán lại ăn hoa quả và tám chuyện, hãy để bé tham gia cùng, vì lúc này là lúc bé được đùa giỡn hết cỡ. Hơn nữa điều này tác động rất mạnh vào tâm lý của bé  
- Khi bé làm rơi thìa muỗng, hãy dậy bé cách tự nhặt lên. Hạn chế để bé ăn bằng tay, chạm tay và thức ăn, vì như vậy là một thói quen rất xấu  
- Hãy để bé ngồi ở vị trí trung tâm bàn ăn. Để các thành viên trong gia đình có thể thay nhau đút cho bé ăn. Với trẻ nhỏ, khi thay đổi người đút đồng nghĩa với việc thay đổi khẩu vị!!
- Thỉnh thoảng mẹ cũng nên cho bé “ăn thử” các món người lớn

Bài viết liên quan:

Những lưu ý khi trẻ nhỏ biếng ăn

  • Không nên cho bé ăn cơm quá sớm. Vì khi bé chưa mọc đủ răng, bé sẽ không nhai nỗi và nuốc chửng cơm. Điều này không tốt chút nào cho hệ tiêu hóa của trẻ

  • Nếu mẹ nào có thói quen ngậm thìa và thức ăn trước khi đưa vào miệng bé, thì trước đó mẹ nên vệ sinh răng miệng thật sạch để tránh lây các bệnh về đường răng miệng sang bé

  • Cai sữa cho bé quá sớm: Với trẻ nhỏ sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Nhiều mẹ cho rằng chỉ cần cho trẻ ăn nhiều lên để thay thế sữa mẹ. Nhưng đây là một sai lầm, hãy cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Sau đó là một kế hoạch ăn dặm từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp và từ loãng đến sền sệt rồi đến đặc!! ( Nguồn tham khảo: Tư vấn dinh dưỡng cho bé ăn dặm )

  • Quá nhiều chất bổ dưỡng: Đây là một nguyên nhân làm cho bé biếng ăn khá bất ngờ. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng đạm mỗi bé cần 1 ngày từ 4 - 4,5g/kg trọng lượng cơ thể. Với trẻ 1 tuổi thì mỗi ngày tối đa là 100g thịt. Nên dùng 50% là mỡ thực vật, lượng bột phải cao gấp 4 lần

  • Không cho bé ăn trứng: Acid Amin trong trứng rất cân đối và trứng còn chứa rất nhiều calci, sinh tố A. Một chế độ ăn trứng hợp lý là từ 1 - 3 lòng đỏ trứng/tuần. Chỉ khi bé bị dị ứng với trứng thì mẹ mới nên kiêng, nếu không chúng ta sẽ bỏ qua một nguồn dinh dưỡng rất tốt.

Chăm sóc trẻ dưới 12 tháng tuổi đòi hỏi người lớn phải có những kiến thức về dinh dưỡng nhất định, có những thói quen dân gian mà không ít người cho là hợp lý nhưng thật ra đó lại là điều không nên. Để chữa biếng ăn ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi không phải là việc dễ, các mẹ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và từ đó đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Nếu không hiệu quả mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để biết bé còn thiếu dưỡng chất gì và bổ sung kịp thời.

Một vấn đề thường làm các bà mẹ quan tâm và lo lắng, là bỗng nhiên thấy con mình đang ăn chơi bình thường bỗng nhiên trở nên lơ là, không hứng thú khi ăn hoặc ít chơi lại.

Lúc này mẹ nên để ý theo dõi xem bé có bị sốt, ho, sổ mũi, phát ban, tiêu chảy hoặc táo bón không? Nếu thấy sức khỏe chung của bé vẫn bình thường, thì việc tự nhiên trẻ ăn kém trong 1 - 2 tuần được gọi là biếng ăn sinh lý.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 1

Hiện tượng này thường xảy ra ở lứa tuổi nhỏ, khi bé được khoảng 3 - 4 tháng, 9 - 10 tháng và 16 - 18 tháng. Đây là những thời điểm trẻ có những biến chuyển về tâm sinh lý trong cơ thể như tập lẫy, tập đứng, tập đi, tập chạy.... Ở giai đoạn này, bé thường hay quan tâm đến những thứ xung quanh hơn, thích những gì mới lạ, mải mê tự khám phá khản năng cơ thể mình, nên thờ ơ hơn với việc ăn uống.

Nếu gặp những giai đoạn này, bạn cứ bình tĩnh theo dõi bé xem có phải đây là biếng ăn sinh lý hay không (không bệnh, vẫn chơi…dù ăn ít). Có thể cho bé ăn từng chút một với nhiều món ăn trong mỗi bữa (ví dụ ăn vài muống bột rồi một ít sữa chua, một chút trái cây rồi vài chục ml sữa). Nếu bé ăn ít trong mỗi bữa thì cho ăn thành nhiều bữa trong ngày, các bữa ăn gần nhau hơn để gần đạt được số lượng nhu cầu. Lựa chọn những thức ăn bé yêu thích, dễ nuốt, lạ miệng…là cần thiết trong lúc này, Dù có nhiều cố gắng. bạn vẫn phải chấp nhận chuyện bé khó ăn, ăn ít hơn mọi ngày vì đây là điều tất yếu. Không nên ép uống bé ăn quá mức có thể làm bé sợ hãi bữa ăn và trở thành biếng ăn tâm lý rất có hại sau này.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ 2

Để phân biệt tình trạng trẻ biếng ăn do đâu, các bà mẹ nên bình tĩnh quan sát xem bé có vấn đề gì về sức khỏe hay không. Nếu ngoài việc biếng ăn ra, trẻ vẫn chơi ngoan và sinh hoạt bình thường thì không nên quá lo lắng. Để khắc phục tình trạng biếng ăn sinh lý của con trẻ, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cho trẻ ăn tăng số bữa trong ngày, số lượng mỗi bữa giảm đi một chút để vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng
- Thức ăn nên đa dạng về thực phẩm và cách chế biến, chọn món dễ ăn và lạ miệng
- Cho ăn xen kẽ các món khác nhau, mỗi thứ một ít để bé cảm thấy lạ miệng và ăn ngon hơn.
- Luôn tập trung vào bữa ăn, không xem ti vi, quảng cáo....khiến trẻ không thích thú với món ăn và bữa ăn.
- Chấp nhận tình trạng bé biếng ăn tạm thời. Không nên ép ăn quá mức vì có thể làm cho bé sợ ăn và trở thành chứng biếng ăn rất khó khắc phục.

Đọc thêm:

Địa chỉ mua thuốc cam hàng bạc gia truyền tùng lộc uy tín tại Hà Nội.

Được tạo bởi Blogger.
Hide
X