Valentine's Day Wallpapers 2016

Để trị được trẻ biếng ăn mà không cần phải ép, mẹ hãy tham khảo những mẹo nấu nướng dưới đây để biến món ăn trở nên thật hấp dẫn trong mắt trẻ.

Những mẹo nhỏ trong cách chế biến và trình bày thức ăn dưới đây sẽ kích thích những em bé biếng ăn ăn được nhiều hơn một cách bất ngờ.
Làm nước sốt, chấm đi kèm
Món ăn sẽ trở nên quyến rũ hơn đối với các bé nếu trẻ được chấm chúng trong loại nước sốt ngon. Chấm nước sốt cũng giúp thức ăn mềm mại và dễ ăn hơn  đối với trẻ. Nhiều em bé ghét ăn rau xanh nhưng nếu có nước sốt chấm kèm thì các bé có thể ăn rất hào hứng.
 meo nau an ngon “lua” tre het “khanh” an - 1
Món rau luộc tưởng chừng 'nhạt nhẽo' với trẻ nhưng bé sẽ nếm hết veo nếu có thêm nước chấm phù hợp. (Ảnh minh họa)
Chiến thuật “bình mới rượu cũ”
Thay vì cho con uống canh trong bát, hãy thử để canh vào cốc như một món đồ uống. Thay vì cho bé ăn cơm với thịt như thường lệ, hãy thử nắm cơm lại thành từng nắm và cho thịt vào bên trong. Bé ghét ăn trái cây miếng thì mẹ có thể xay nhuyễn trái cây rồi để vào ngăn đá cho đông lại như kem.
Thêm vị ngọt
Sườn nấu thường không hấp dẫn trẻ nhỏ bằng sườn xào chua ngọt, thịt rán có phết thêm chút mật ong sẽ hấp dẫn các bé hơn bình thường,... Trẻ nhỏ vốn hảo ngọt nên nếu muốn kích thích con ăn nhiều hơn, mẹ hãy biến tấu để món ăn có vị ngọt hấp dẫn.
Làm món xiên
Vẫn là cùng một món ăn, nhưng nếu các miếng thức ăn được xiên lại thành que và đem chấm cùng nước sốt, trẻ sẽ hào hứng hơn rất nhiều. Hầu hết mọi em bé đều yêu thích các món xiên.
 meo nau an ngon “lua” tre het “khanh” an - 2
Vẫn là cùng một món ăn, nhưng nếu các miếng thức ăn được xiên lại thành que và đem chấm cùng nước sốt, trẻ sẽ hào hứng hơn rất nhiều. (Ảnh minh họa)
Gia tăng hương vị cho món ăn
Hầu như tất cả trẻ em đều ghét thức ăn có vị nhạt nhẽo. Vì thế, mẹ hãy chú ý trong quá trình nấu nướng làm sao để gia tăng hương vị cho món ăn thật kích thích giác quan của bé. Thêm bơ để món ăn thơm hơn, thêm hành, mùi, rau răm,... nếu trẻ ăn được rau thơm, làm các món rán hoặc chiên xù vì trẻ thường thích vị giòn tan,...
Đặt thức ăn nhỏ trong đĩa lớn
Vẫn cùng một lượng thức ăn nhưng nếu đặt trong bát/đĩa thật lớn, trẻ sẽ có cảm giác mình không phải ăn nhiều, vì thế mà trẻ sẽ hoàn thành chỗ thức ăn đó nhanh chóng.
Trang trí bắt mắt
Nếu các miếng thức ăn được cắt tỉa thành hình hoa lá, con vật đẹp mắt hoặc có nhiều màu sắc rực rỡ, chắc chắn bé biếng ăn đến đâu cũng muốn nếm thử. Vì thế, mẹ đừng quên đầu tư về mặt hình thức cho bữa ăn sinh động, kích thích trẻ thèm ăn.

Theo Eva.vn

Từ khóa:

Trẻ ăn vạ sẽ không còn là nỗi khốn khổ của bố mẹ nếu bạn áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây.

Ăn vạ là hành động thường xảy ra ở trẻ từ 1-3 tuổi. Bố mẹ hãy cùng xem xét cụ thể hành vi của trẻ để có cách xử lý phù hợp.
Nguyên nhân khiến trẻ dễ nóng nảy
Nhiều khi trẻ ăn vạ bố mẹ không vì lý do gì cụ thể mà chỉ để thử sức mạnh của mình hoặc kiểm tra phản ứng của người khác. Ví dụ như khi đánh bạn hay hét lên, trẻ sẽ đứng nhìn xem bạn phản ứng thế nào và nếu bạn cáu gắt thì bé sẽ càng làm như vậy lần sau vì bé nghĩ đó là cách thu hút sự chú ý.
 tuyet chieu xu ly tre an va hieu qua - 1
Bé nóng nảy do mệt mỏi hoặc để thu hút sự chú ý từ bố mẹ (Ảnh minh họa)
Đối với trẻ từ 1-2 tuổi, mỗi ngày bé đều được tiếp xúc, học hỏi thêm nhiều thứ mới từ thế giới bên ngoài, thế nên việc vung tay đánh ai đấy đôi khi là để bé giải tỏa cảm giác mệt mỏi khi có quá nhiều thứ cần phải học. Một đứa trẻ 4-5 tuổi thì khi có bất kì vấn đề gì, trẻ có thể thể hiện bằng ngôn ngữ, nhưng với bé mới 2 tuổi thì cách thể hiện bằng hành động là hiệu quả nhất khi bé chưa thể nói được rõ ràng.
Chìa khóa để xử lý vấn đề
Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian quan sát bé như điều gì hay kích thích bé hành động mạnh, bé có hay đập, tát hay đấm khi mệt mỏi, không hài lòng chuyện gì không. Nếu có bố mẹ cần tìm cách phòng ngừa hoặc giải quyết những nguyên nhân chính đó. Bên cạnh đó, bé cũng cần được đảm bảo về mặt sức khỏe và giấc ngủ, bé cần ngủ đủ giấc, ăn uống và hoạt động hợp lý.
Khi chuyện này xảy ra bố mẹ cần bình tĩnh để xử lý, không phản ứng thái quá lại làm cho tình huống xấu đi. Những ông bố bà mẹ phản ứng lại bằng cách hét hay đánh con sẽ gây ra kết quả ngược với mong đợi vì hành động như thế sẽ khiến bé nghĩ rằng bạo lực là một giải pháp thích hợp để giải quyết mâu thuẫn và thu hút sự chú ý.
5 bước để kiểm soát hành động
1. Bình tĩnh. Bạn cần bình tĩnh nhìn nhận vấn đề này, có như thế con bạn mới nghe lời và làm theo lời bạn vì con luôn nghĩ ba mẹ là tấm gương cho mình học tập.
2. Thể hiện sự thấu hiểu qua giọng nói. Bé cần được dạy về sự đồng cảm với người khác và hiểu được hậu quả của hành động làm đau người khác. Mẹ có thể giải thích với bé về việc người bị đánh đau như thế nào, điều này dần dần sẽ làm bé thấu hiểu hơn về việc làm của mình.
 tuyet chieu xu ly tre an va hieu qua - 2
Mẹ hãy giải thích cho bé hiểu hậu quả từ hành động của mình với người khác  (Ảnh minh họa)
3. Hướng dẫn bé xin lỗi trước. sẽ là vô ích nếu bố mẹ cứ bắt bé xin lỗi, thay vào đó mẹ hãy đưa ra lời xin lỗi làm gương cho trẻ làm theo như “Mình xin lỗi vì đã làm bạn đau"
4. Đưa ra sự lựa chọn an toàn khác. Sử dụng chính ngôn từ của mình, mà không phải dùng đến tay chân là một lời khuyên tốt dành cho bé, chẳng hạn như “Lần sau khi bạn không chia sẻ đồ chơi với con thì con cũng không được đánh bạn, mà nên nói là bạn có thể cho mình chơi cùng không?”
5. Thúc đẩy bé nỗ lực cố gắng. Giống như bất kì bài học nào trong cuộc sống, sự rèn luyện và thực hành nhiều là chìa khóa thành công. Mỗi lần nhìn thấy việc tốt xảy ra, bạn hãy khuyến khích bé bằng lời nói như “Con giỏi quá” hay “Con thử xin bạn lần nữa xem” nhằm hình thành và phát triển tinh thần thân thiện, hòa đồng của bé.
Đối với trẻ nhỏ để học được việc không nên ăn vạ khi gặp vấn đề gì đấy thường mất nhiều thời gian và trải nghiệm. Do đó hãy nuôi dưỡng cho bé tính cách kiên nhẫn và cảm thông với người khác từ khi còn nhỏ thông qua các bài giảng, các buổi nói chuyện nhẹ nhàng giữa mẹ và con.

Theo Eva.vn

Từ khóa:

Thuốc cam Hàng Bạc gia truyền Tùng Lộc có tác dụng gì?

Đã từ lâu các bậc cha mẹ đã rỉ tai nhau một loại thuốc đã nổi tiếng là thuốc cam hàng bạc gia truyền Tùng Lộc , hầu như loại thuốc này rất được các bậc phụ huynh tín nhiệm. Vậy  thuốc cam có tác dụng gì? Mời các mẹ bỉm sữa cùng chúng tôi phân tích nhé.
Thuốc cam có tác dụng gì

Thuốc cam Hàng Bạc gia truyền Tùng Lộc được bào chế từ các dược liệu quý.

Thuốc cam Hàng Bạc gia truyền Tùng Lộc được bào chế từ các loại dược liệu đông y như:  Cát lâm sâm, Bạch Linh, Bạch Truật, Cam Thảo, Ý Dĩ, Hoài Sơn, Liên Nhục, Mạch Nha, Sơn Tra, Thần Khúc, Cốc Tinh Thảo, Ô Tặc Cốt, Bạch Biển Đậu  giúp bồ Tỳ, bồi bổ cơ thể, chống còi xương, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hoá, ăn kém, ngủ kém, ra mồ hôi trộm, giun kim, giun đũa.

Thuốc cam Hàng Bạc gia truyền Tùng Lộc được Bộ Y Tế kiểm định về chất lượng.

- Thuốc cam Hàng Bạc gia truyền Tùng Lộc được bộ y tế cho lưu hành trên toàn quốc vì vậy sản phẩm được kiểm nghiệm rất chặt chẽ trước khi cho lưu hành nên các mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng vì nếu mà thuốc nhiễm chì thì bộ y tế đã không cho lưu hành. 
Thuốc cam Hàng Bạc gia truyền Tùng Lộc  được  bào chế 100% từ thảo dược không có khoáng vật nên không thể có chì trong sản phẩm điều này đã được các trung tâm kiểm nghiệm và Khoa chống độc Bạch Mai trả lời và khẳng định không có chì. Sản phẩm có lịch sử hàng trăm năm được bộ y tế cho phép lưu hành từ năm 1991 và chưa có trường hợp nào trẻ em bị ngộ độc chì khi sử dụng thuốc Cam những trường hợp ngộ độc chì .
Như vậy với những thông tin trên chúng ta đã biết tại sao các mẹ luôn tin tưởng sử dụng thuốc cam để đánh bay tình trạng biếng ăn của trẻ rồi nhé.
Theo Nambaoduoc.com.vn

Mẹ thường nghĩ rằng ép trẻ ăn thêm vài thìa là tốt cho trẻ. Tuy nhiên, điều này vô tình lại gây ra nỗi ám ảnh, sợ hãi của bé với thức ăn mà cũng không giúp bé nhận thêm được nhiều dinh dưỡng. Vậy làm sao để trẻ thèm ăn tự nhiên?

ăn dặm 12 Làm sao để trẻ thèm ăn tự nhiên?
Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng: khi trẻ có cảm giác thèm ăn tự nhiên, trẻ sẽ ăn ngon miệng, cảm giác vui vẻ hơn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Và ngược lại, khi bố mẹ quát mắng, ép trẻ ăn thì sẽ hình thành tâm lý lo lắng, sợ hãi cho trẻ.

 Hệ quả của việc ép ăn

Nghiên cứu trên 300 gia đình có trẻ từ 2 – 4 tuổi và 7 – 9 tuổi ở Canada cho thấy: trẻ càng bị ép ăn hết phần ăn của mình thì nguy cơ bị rối loạn ăn uống như chán ăn hay ăn quá nhiều dễ dẫn đến béo phì.
Kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng cho trẻ Đông Nam Á cho thấy: Tại Việt Nam, 50% trẻ em bị thiếu dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể bắt nguồn từ việc bố ẹm ép trẻ ăn quá nhiều.
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết việc ép trẻ ăn có thể dẫn đến những ảnh hưởng về mặt tâm lý và hành vi của trẻ. Một số bé sẽ dùng thức ăn để mặc cả với bố mẹ như nôn ói hay có quà mới ăn. Tình trạng kéo dài , trẻ lại tiếp tục hành vi này vào các hoạt động khác của cuộc sống để mặc cả với bố mẹ. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ dễ có cảm giác căng thẳng, trầm cảm hoặc hình thành khuynh hướng bạo lực, gây hấn.

Cho trẻ ăn dặm đúng cách

Để việc ăn uống dễ dàng với trẻ, trước hết bố mẹ phải tập cho trẻ ăn dặm đúng cách và phù hợp với lứa tuổi của trẻ.Trẻ cần ăn từ thức ăn loãng rồi đặc dần. Khi cho trẻ thử món mới, mẹ không nên vội vàng mà cần kiên trì cho bé thử từ 7 – 10 lần, từng ít một để trẻ làm quen và phòng trường hợp trẻ bị dị ứng với thức ăn.

Thực đơn phong phú, đủ đầy dinh dưỡng

Đây là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tình trạng ăn uống cho trẻ, tránh cảm giác nhàm chán, đơn điệu. Mẹ hãy linh hoạt thực đơn ăn uống với nhiều món ngon, nhiều màu sắc, mỗi thứ một ít không cần quá nhiều. Trẻ sẽ hứng thú khám phá món ăn, tâm lý thoải mái trẻ sẽ ăn ngon hơn và dinh dưỡng cung cấp cũng đầy đủ, đảm bảo hơn.
xay dung thoi quen an uong lanh manh cho tre Làm sao để trẻ thèm ăn tự nhiên?

Hòa nhập với bữa cơm gia đình

Mẹ đừng dành cho trẻ một giờ ăn riêng hay khu vực ăn riêng. Hãy để bé ngồi cùng mâm cơm gia đình. Bởi bữa ăn cơm gia đình mang lại cho trẻ cảm giác đầm ấm, vui vẻ và nhờ đó trẻ ăn ngon hơn, nhiều hơn, đồng thời đây cũng là cách giúp trẻ phát triển giác quan và trí não tốt hơn.

Thể dục thể thao

Khi để trẻ tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, các hoạt động ngoài trời, cơ thể sẽ đốt cháy một lượng calo dẫn đến cảm giác thèm ăn, đói bụng.
Thay vì các trò chơi điện tử, xem tivi,… mẹ hãy để bé vui đùa, tham gia các hoạt động nhiều hơn. Điều này không những giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng mà còn tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Bổ sung vi chất thiếu hụt

Hệ quả của việc biếng ăn là trẻ bị thiếu dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn. Vì thế, trường hợp bé bị biếng ăn kéo dài, mẹ cần bổ sung vi chất dinh dưỡng để bù đắp thiếu hụt cho trẻ và tăng cường sức đề kháng, phòng chống suy dinh dưỡng.
Mẹ bổ sung các vi khoáng như canxi, vitamin D, kẽm, magie,… để giúp trẻ phát triển chiều cao cân nặng, tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ.

Đây là món ăn bất cứ đứa trẻ nào ở Nhật , dù biếng ăn đến mấy cũng thích mẹ nấu cho ăn từ bé.

Món ăn nào có thể làm cách cô bé cậu bé dù có lười ăn đến đâu cũng có thể “chén thun thút”, lại đảm bảo bổ dưỡng và đủ chất cho con? Đây không phải bài toán quá khó đối với mẹ Nhật.
Ở Nhật Bản có một món ăn mà bọn trẻ con từ lớn đến bé ai cũng muốn được mẹ nấu cho, thậm chí ăn mẹ nấu còn thích hơn ăn ngoài hàng, đó chính là Chawanmushi –món trứng hấp đặc trưng kiểu Nhật.
Với loại trứng hấp này, nếu làm ở nhà, mẹ Nhật thường “giấu” vào trong đó rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác nhau, có thể là tôm, cua, thịt gà ..cũng có thể là các loại rau như cà rốt, nấm, đậu…Tất cả đều rất phù hợp và giúp trẻ ăn một lần có thể thưởng thức được cả chục loại thực phẩm cùng lúc, vừa ngon lại vừa bổ dưỡng.
Cách làm Chawanmushi không hề khó, mẹ hãy thử một lần làm cho bé ăn xem sao nhé.
Nguyên liệu:
- 6 con tôm tươi
- Một chút thanh cua
- 2,3 miếng nấm
- 2 quả trứng gà
- 1 gói bột Dashi; 30ml rượu mirin (một loại rượu gia vị, có vị ngọt, màu vàng nhạt...); 10ml nước tương Nhật (thành phần chính gồm đậu nành và lúa mì); 150ml nước sạch
Lưu ý, những nguyên liệu Nhật này mẹ có thể mua ở các cửa hàng hay siêu thị Nhật
Cách làm:
Đập trứng ra tô. Nhẹ nhàng đổ nước dùng Dashi cùng 10ml nước tương Nhật, 30ml mirin vào chung và khuấy đến khi hỗn hợp hòa vào nhau.
 cong thuc mon an me nhat thuong nau de tang chat cho con - 1
Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ lưng rồi ướp với chút muối để khử mùi tanh. Xếp tôm xuống đáy bát sứ rồi từ từ đổ trứng đã lọc qua rây vào.
 cong thuc mon an me nhat thuong nau de tang chat cho con - 2
Thanh cua cắt miếng nhỏ, nấm thái lát bỏ lên trên. Mẹ cũng có thể cho thêm thịt gà, cà rốt, đậu hà lan, hay bất cứ món gì nếu thích….
Đậy nắm bát sứ, hấp cách thuỷ trong 15 phút.
 cong thuc mon an me nhat thuong nau de tang chat cho con - 3
Món ăn thơm ngon, có màu vàng óng, mát mịn như thạch lại được đựng trong một chiếc bát sứ xinh xắn, liệu có đứa trẻ biếng ăn nào có thể chối từ? Chúc mẹ thành công!
 cong thuc mon an me nhat thuong nau de tang chat cho con - 4
Được tạo bởi Blogger.
Hide
X